6 Year Program (Poland & China)

Foto10296

  • Bằng tốt nghiệp THPT
  • GPA (điểm trung bình) 3.0 trở lên
  • Chứng chỉ trình độ tiếng Anh (IELTS 6.0, TOEFL 87 hoặc TOEIC 700)
  • Hoàn thành bài kiểm tra tuyển sinh:
  • 60 câu hỏi kiểm tra viết (25 câu sinh học, 20 câu hóa học và 15 câu vật lý)
  • 20 câu hỏi thi vấn đáp (sinh học, hóa học và vật lý).

Foto45121

Trung Quốc, tên gọi chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), một nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Với dân số hơn 1,35 tỷ, đây có thể coi là quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Bộ máy nhà nước được quản lý bởi Đảng Cộng sản, với trụ sở của chính phủ nằm tại thủ đô Bắc Kinh. Nhà nước có thẩm quyền thực thi pháp luật đối với 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn thành phố trực tiếp điều hành (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh), và hai khu vực hành chính đặc biệt được giao quyền tự trị (Hồng Kông và Ma Cao); trong khi tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan.

Diện tích lên đến khoảng 9,6 triệu km vuông, Trung Quốc là nước lớn thứ hai trên thế giới về diện tích đất, và xếp thứ ba hoặc thứ tư về độ lớn của tổng diện tích, tùy thuộc vào phương pháp đo lường. Với diện tích lớn như thế, cảnh quan của Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, trải dài từ những thảo nguyên xanh mát cho đến sa mạc khô cằn Gobi và Taklamakan phía Bắc sang tận những khu rừng nhiệt đới ở phía Nam. Tại đây, dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn sẽ ngăn cách phía Nam Trung Quốc với Trung Á. Sông Dương Tử và Hoàng Hà lần lượt xếp thứ ba và thứ sáu ở hạng mục những con sông dài nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy xuống khu vực đông dân cư ở bờ biển phía Đông. Hiện nay, đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương là 14.500 km (9.000 dặm), và được bao bọc bởi các biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Đông và Nam Trung Quốc.

 

Theo dòng lịch sử,Trung Quốc có thể coi là cái nôi của nền văn minh Châu Á, bắt đầu từ thời cổ đại – một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới – phát triển mạnh mẽ trong lưu vực màu mỡ của sông Hoàng Hà ở đồng bằng phía Bắc Trung Quốc. Qua hàng nghìn năm, hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên chế độ quân chủ cha truyền con nối, được biết đến với tên gọi là vương triều. Khởi thuỷ từ thần thoại bán thần Xia lưu vực sông Hoàng Hà (c. 2800 TCN). Từ 221 TCN, khi triều đại nhà Tần lần đầu tiên chinh phục các bang để thành lập nên đế chế Trung Quốc thống nhất, nước này đã liên tục mở rộng, sửa đổi và cải cách nhiều lần. Nhưng đến năm 1911, Trung Hoa Dân Quốc đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại cuối cùng, và cai trị Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau Thế chiến II, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc đại lục và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 01 tháng 10 1949. Trong khi đó, Quốc Dân Đảng buộc phải rút lui và di dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến miền đất mời vốn chính là Đài Loan ngày nay.

 

Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới trong gần hai ngàn năm qua, trong thời gian đó đã cho chúng ta được thấy chu kỳ của sự thịnh vượng và suy thoái. Kể từ khi cuộc các cải cách kinh tế diễn ra vào năm 1978, Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tính đến năm 2014, nền kinh tế đã được coi là lớn thứ hai thế giới về tổng số GDP và lớn thứ  nhất dựa theo sức mua tính trên đầu người (PPP). Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới cũng như nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai. Vũ khí hạt nhân được công nhận tại Trung Quốc và có lực lượng quân đội thường trực rất lớn, với ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc kể từ năm 1971, thay cho Trung Hoa Dân Quốc với cương vị là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng còn là một thành viên chính thức và không chính thức của nhiều tổ chức đa phương, trong đó có WTO, APEC, BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, BCIM và G-20. Trung Quốc hiện nay đã là một cường quốc và có sức ảnh hưởng lớn ở khu vực Châu Á, có tiềm năng trở thành quốc gia có nền kinh tế tương đương với Mỹ.

Economic (Thương mại):

Trung Quốc là một thành viên của WTO và có lượng giao dịch tài chính lớn nhất thế giới, với tổng giá trị thương mại quốc tế vào khoảng $3.87 nghìn tỷ trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối đạt đến $2.85 nghìn tỷ vào cuối năm 2010, tăng 18,7% so với trước đây, khiến cho nó trở thành quốc gia có dự trữ ngoại hồi lớn nhất thế giới. Trong năm 2012, Trung Quốc trở thành nước nhận viện trợ lớn nhất thế giới từ quỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút gần $253 tỷ. Chưa kể, Trung Quốc ở mặt khác còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn, với tổng số vốn đầu tư lên đến $62.4 tỷ trong năm 2012, và ra sức tiếp quản một số lượng lớn công ty nước ngoài. Trong năm 2009, Trung Quốc sở hữu khoảng $1.6 nghìn tỷ thị trường chứng khoán Mỹ, và cũng là người chủ nợ lớn nhất  của Mỹ về phương diện nợ công, khi nắm giữ trên $1,16 nghìn tỷ trái phiếu kho bạc Mỹ. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái được định giá thấp của Trung Quốc đã gây ra nhiều bất đồng với những nền kinh tế lớn khác, và hơn nữa nó còn bị chỉ trích công khai khi là nơi sản xuất số lượng lớn hàng giả. Theo công ty tư vấn tài chính McKinsey, tổng dư nợ tại Trung Quốc tăng từ $7,4 nghìn tỷ trong năm 2007 lên đến $28.2 nghìn tỷ trong năm 2014, phản ánh 228% GDP của Trung Quốc – một tỷ lệ khá cao so với một số quốc gia trong khối G20.

Education (Giáo dục):

Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc gồm có bậc tiểu học và trung học cơ sở, kéo dài trong chín năm. Trong năm 2010, khoảng hơn 82,5% học sinh tiếp tục học lên trung phổ thông trong ba năm. Kỳ thi tuyển sinh đại học, gọi là Gaokao là một điều kiện tiên quyết cho hầu hết các trường đại học xét tuyển sinh viên. Trong năm 2010, hơn 27% sinh viên tốt nghiệp THPT đang tiếp tục theo học đại học và các chương tr2inh giáo dục cao hơn.

Health (Y tế):

Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình, hợp tác cùng nhau trong các hoạt động địa phương như giám sát về nhu cầu sức khỏe của người dân Trung Quốc.. Đầu những năm 1950, chính sách y tế sớm tập trung về mảng y tế công cộng và y tế dự phòng. Tại thời điểm đó, Đảng Cộng sản bắt đầu phát động phong trào “vì sức khoẻ cộng đồng với mục đích cải thiện vệ sinh môi trường cũng như điều trị và ngăn ngừa một số dịch bệnh. Các bệnh như dịch tả, thương hàn và bệnh ban đỏ, mà trước đây đầy rẫy ở Trung Quốc giờ đã được kiểm soát và gần như tận diệt bởi chiến dịch. Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1978, sức khỏe của công chúng Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng vì dinh dưỡng đã được đầu tư tốt hơn, mặc dù có nhiều dịch vụ y tế công cộng miễn phí ở nông thôn biến mất. Chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc đã trở nên tư nhân hóa hơn và trải qua một sự gia tăng đáng kể về chất lượng. Trong năm 2009, chính phủ đã bắt thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế quy mô lớn kéo dài 3 năm trị giá $124 tỷ.

Foto75380

Ba Lan nằm ở trung tâm của châu Âu. Với tổng diện tích vào khoảng 312.679 km² (120.728 sq mi) lớn  thứ bảy trên lục địa. Dân số Ba Lan là trên 38,5 triệu người. Thành phố thủ đô là Warsaw (khoảng 2 triệu dân). Ba Lan giáp ranh với 7 quốc gia: Đức về phía tây, Cộng hòa Séc và Slovakia về phía nam, Ukraine, Belarus và Lithuania về phía đông, và Nga ở phía bắc.

Hầu hết phần lớn lãnh thổ quốc gia nằm trên vùng đất thấp. Duy chỉ có phía nam là miền núi với hai dãy núi lớn – Carpathians (Karpaty) và Sudetes (Sudety). Đường bờ biển Baltic phía bắc kéo dài khoảng 770 km. Con sông dài nhất chính là Vistula (Wisła) với chiều dài tổng cộng là 1.047 km (678 dặm).

Nơi cao nhất của Ba Lan là đỉnh Rysy, cao 2.499 mét (8, 199 ft) so với mực nước biển. Trong khi đó, điểm thấp nhất tại Ba Lan là 2 mét (7 ft) dưới mực nước biển, nằm ở vị trí đồng bằng sông Vistula.

Khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ mùa hè trung bình khoảng từ 20 ° C (68 ° F) đến 30 ° C (86 ° F). Mùa đông thì lạnh – biên độ khoảng từ 3 ° C (37,4 ° F) ở phía tây bắc đến -8 ° C (17,6 ° F) ở phía đông bắc.

History (Lịch sử):

Ba Lan đã được thành lập trong khoảng thời gian nửa sau thế kỷ thứ X, khi triều đại Piast sát nhập một vùng lãnh thổ được cai trị bởi các bộ tộc Slav địa phương. Năm 966, Ba Lan đã được đặt tên thánh, và đến năm 1025 vị vua đầu tiên – Bolesław Chrobry – đã đăng quang. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ mười hai Ba Lan đã bị chia nhỏ thành nhiều bang khác nhau. Mãi đến năm 1320, việc thống nhất mới diễn ra. Năm 1385, Ba Lan và Lithuania hợp tác vời nhau hình thành nên một khu vực thịnh vượng. Nhà nước Polish – Lithuanian (tên chung lcủa nền cộng hòa hai quốc gia) ra đời và trở thành một trong những nước lớn mạnh nhất ở châu Âu. Nhưng đến nửa sau thế kỷ XVII, cuộc khủng hoảng nổ ra với sự xâm lược đến từ Thuỵ Điển, gây thiệt hại kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Giữa năm 1772 và 1795, Ba Lan phải trải qua hàng loạt các cuộc chiến tranh, kết thúc với việc lãng thổ bị đem ra chia sẻ cho Nga, Phổ và Áo. Sự độc lập, tự trị đã bị mất đi gần 123 năm.

Năm 1918, Ba Lan giành lại chủ quyền và trở thành một nước cộng hòa. Biên giới ngày này được hình thành từ sau ba năm chiến tranh trường kỳ với Đức, Liên Xô, Tiệp Khắc, Lithuania và các lực lượng Ukraina. Năm 1926, Józef Piłsudski, nhà lãnh đạo nổi tiếng và là người hùng của chiến tranh, đã tổ chức một cuộc đảo chính, chuyển đổi đất nước sang chế độ mới.

Trong tháng 9 năm 1939, Ba Lan vấp phải sự tấn công quyết liệt từ lực lượng lien thủ Đức và Liên Xô. Đến năm 1945, đất nước hoàn tao2n bị chiếm đóng. Hơn 6 000 000 người (một nửa trong số họ là người Do Thái) bị thiệt mạng. Quân đội Ba Lan đã kiên cường chiến đấu chống lại quân Đức trên nhiều mặt trận của Thế chiến II.

Giữa năm 1945 và 1989, nhà nước Ba Lan được cai trị bởi các chính quyền cộng sản thành lập bởi Liên Xô cũ,  lấy tên là Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Đất nước tuy có một số bước tiến trong kinh tế và xã hội, nhưng nhân quyền đã bị lạm dụng và nhiều quyền tự do nhân dân bị cưỡng bức. Năm 1989, dưới sự lãnh đạo của công đoàn độc lập đã lật đổ chế độ cũ. Sau đó, Ba Lan Xây theo đuổi thể chế dân chủ và gia nhập các tổ chức quốc tế: NATO vào năm 1999 và Liên minh châu Âu vào năm 2004.

Political System (Hệ thống chính trị):

Ba Lan là một nước cộng hòa nghị viện. Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Bộ trưởng là những người đứng đầu quản lý đất nước. Tổng thống được bầu mỗi năm năm trong cuộc bầu cử phổ biến. Nghị viện theo thể chế lưỡng viện, gồm 460 thành viên Sejm (hạ viện) và 100 thành viên Senat (thượng viện). Các cuộc bầu cử diễn ra mỗi bốn năm. Sejm được bầu theo phương pháp đại diện tỷ lệ, với 5% ngưỡng bầu cử, và Senat theo hệ thống biểu quyết đa số với 2-4 thượng nghị sĩ được bầu từ mỗi cử tri. Có bốn đảng chính đại diện trong Quốc hội: cánh hữu Nền tảng công dân, cánh hữu Luật pháp và Tư pháp, ôn đảng Nhân dân Ba Lan và còn lại dân chủ xã hội và đảng Dân chủ.

Economy (Kinh tế):

Sau năm 1989, Ba Lan vướng vào một dự án tự do bất lợi được thông qua bởi Leszek Balcerowicz, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nó đã gây ra thiệt hại nặng nề cho xã hội, cũng như các nước Đông Âu khác. Mặc dù Ba Lan là người đầu tiên trong số họ lấy lại mức GDP như trước năm 1989. Kể từ 15 năm qua, GDP của Ba Lan phát triển nhanh chóng, với tốc độ trung bình 5% mỗi năm. Tỷ lệ lạm phát thấp và mức lương trần đã được tang trưởng hàng năm với tỷ lệ 15% trong hai năm qua. Lượng người thất nghiệp rất cao nhưng đến năm 2004, đang có chiều hướng giảm nhanh chóng. Hiện nay, mức độ tỷ lệ thất nghiệp là 11%, nhưng dự tính sẽ còn giảm xuống nũa đến mốc dưới 8% trong thời gian hai năm sắp tới. Các yếu tố kinh tế, cùng với chi phí sinh hoạt vừa phải, khiến cho Ba Lan trở thành một địa điểm hấp dẫn thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc.

Foto75687

Trường đại học Y Ôn Châu (WMU):

wmu1

Trường Đại học Y Ôn Châu (WMU), tiền thân là trường Y Chiết Giang thành lập tại Hàng Châu vào năm 1912. Đến năm 1958, một số bộ phận trường Y Chiết Giang đã được thuyên chuyển từ Hàng Châu lên Ôn Châu, do đó tên trường cũng được đổi sang thành trường cao đẳng y khoa Ôn Châu. Năm 2013, trường chính thức thay đổi tên một lần nữa thành đại học y tế Ôn Châu (WMU) như ngày nay. Là một trong 30 trường đại học được cấp phép tuyển sinh học sinh quốc tế theo chuyên nghành y (giáo trình tiếng Anh) từ năm 2006. Hiện nay có 1.044 sinh viên quốc tế theo học, đến từ 55 quốc gia khác nhau.

 

Trường Đại học Y Ôn Châu được xếp hạng thứ 18 trong danh sách các trường y uy tín ở Trung Quốc. Tỷ lệ thành công lấy được giấy phép hành nghề bác sĩ tại Trung Quốc của các sinh viên từ WMU là hơn 80% và nằm trong top 10% khi so sánh với tất cả các trường y tế khác của Trung Quốc. Xếp ở vị trí thứ 5 trong 147 trường y ở Trung Quốc. Trong năm 2015, tỷ lệ hài lòng với việc làm được xếp vị trí thứ 2 trong số các sinh viên tốt nghiệp và vị trí thứ 5 trong số các công ty Trung Quốc.

 

Trường Đại học Y Ôn Châu gồm 4 cơ sở, nằm lần lượt tại đường Xueyuan, Xiushan, Chashan và Binhai, có diện tích khoảng 1.200.000 ㎡, với một không gian sàn khoảng 500.00 ㎡. Thư viện trường hiện nắm giữ bộ sưu tập gần 2.150.000 sách và 1100 thể loại tạp chí định kỳ với ngôn ngữ tiếng Trung hoặc tiếng Anh. WMU quản lý hơn 21 bệnh viện với số lượng giường bệnh lên tới 15000 (trong đó có 17 bệnh viện đa khoa và 4 bệnh viện chuyên khoa), phục vụ các dịch vụ y tế cho hơn 20 triệu người dân.

WMU còn có hơn 9.400 nhân viên chuyên nghiệp, trong đó khoảng 1400 nắm giữ những vị trí quan trọng.

 

Trường đại học Y Lublin

 

mul0

MUL được thành lập vào năm 1944; là trường đại học y rất có uy tín tại quốc gia Ba Lan, với hơn 70 năm lịch sử, và 20 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy bằng tiếng Anh, các khóa học tại đây được chấp thuận bởi Ủy ban y tế của EU và Mỹ. Sau khi được cấp phép khám và chữa bệnh tại Mỹ, các sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể làm việc như một bác sỹ nội trú tại Hoa Kỳ mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp y khoa tại MUL và đâu trong kỳ thi lấy giấy phép hành nghề y tế lên tới 85%, và đã có hơn 450 sinh viên tốt nghiệp thành công được nhận làm bởi các viện y tế tại Hoa Kỳ.

Đại học Y trực thuộc công ty Lublin – Thái Bình Dương được thành lập vào năm 2008, đã tuyển sinh hơn 1000 sinh viên quốc tế từ các nước châu Á như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và vv. Các sinh viên tốt nghiệp có hơn 85% tỷ lệ hoàn thành các kỳ thi cấp giấy phép y tế tại các quốc gia của họ.

Trường Đại học Y Lublin, cung cấp các chương trình đào tạo xuất sắc và cơ sở vật chất tiện nghi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập ở hầu hết các mảng y học. Bên cạnh đó, trường đại học còn hỗ trợ các dịch vụ y tế cho thành phố, tỉnh và khu vực lân cận. Tổng số bệnh nhân điều trị tại 3 bệnh viện mỗi năm vào khoảng 83.500 ca nhập viện và 450.000 bệnh nhân ngoại trú. Hơn 17.000 thủ tục phẫu thuật cũng như được mời biểu diễn ở trung tâm thận nhân tạo.

Nắm bắt được nhu cầu, trung tâm luyện thi giấy phép USMLE và NBME cũng được trường đặc biệt mở ra với mục đích giúp đỡ sinh viên chuận bị cho kỳ thi. Hơn 6.000 sinh viên đến từ hai chục quốc gia khác nhau, trong đó có khoảng 1.100 sinh viên đến từ Chương trình y tế 6 năm ở Ba Lan theo học. Trường đại học y khoa Lublin đã tuyển sinh các học sinh trong nhiều kháo học y tế đa dạng, bao gồm hơn 1.000 sinh viên đến từ các nước Mỹ, Canada, những nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc và các nước châu Á khác đang theo học tại chương trình tiếng Anh.Chưa kể, nhiều quốc gia còn cung cấp học bổng cho các học sinh tham gia khoá học tại MUL như Saudi Arabia, Malaysia, Na Uy, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số nước khác.

Foto43200

Chương trình học bắt đầu vào mỗi kỳ mùa xuân và mùa thu. Và chương trình bằng kép 6 năm thực hiện chế độ hệ thống hai học kỳ. Năm học bắt đầu vào tháng Mười và bao gồm hai học kỳ. Học kỳ mùa thu kéo dài từ tháng Mười đến cuối tháng Giêng năm sau, và học kỳ mùa xuân sẽ diễn ra từ tháng Hai đến cuối thánh Sáu.

Thời hạn nộp đơng tuyển sinh: 30 tháng 8 hoặc ngày 30 tháng 1

Application Time-1

Foto91092

Trường MUL + WMU
Phí đăng ký 250 euro (trả trước khi thi tuyển sinh)
Phí khoá học dự bị Tuỳ trường hợp
Học phí 2016 – 2017 Chương trình 6 năm bác sĩ y khoa:

·         Năm 1: 10800 euro

·         Năm 2: 12800 euro

·         Năm 3: 12800 euro

·         Năm 4: 12800 euro

·         Năm 5: 13800 euro

·         Năm 6: 14800 euro

Phí thuê nhà 250 – 300 euro
Phí sinh hoạt 3700 – 4700 euro
Phí sử dụng thiết bị 780 euro
Phí sách vở 500 euro
Vé máy bay 1400 euro
Phí làm thẻ ký túc xá 170 euro
Phí tổn dự trù Ba Lan: khoảng 22,000 – 24,000 euro

Wenzou: khoảng 18,000 – 20,000 euro

Chi phí tổng cộng Khoảng 120,000 – 132,000 euro

Foto31101

  1. Đơn xin đăng ký khoá học (điền đầy đủ thông tin) tại văn phòng LIN (sau khi trả phí dịch vụ đầu tiên)
  2. 2 bản sao bằng tốt nghiệp THPT

(Có thể bổ sung sau khi được nhận bằng)

  1. 2 bản sao học bạ THPT bằng tiếng Anh

(Nếu chưa có, bổ sung sau)

  1. 2 bản sao hộ chiếu (có giá trị tối thiểu trong vòng 6 tháng)
  2. 4 bản sao giấy CMND
  3. Giấy đảm bảo tài chính (chi phí năm đầu đại học)
  4. Giấy khám sức khoẻ

** Bao gồm khám chức năng gan và viêm gan siêu vi B **

  1. Bằng khen thưởng cho các thành tích cá nhân
  2. Giấy chứng nhận đổi tên (trong trướng hợp nếu có)
  3. Ảnh thẻ 2×2
  4. Thư giới thiệu
  5. Thư tuyên bố lý do ứng cử – Motivation Letter (không dài quá 800 từ)